Ghi chú Giuse_Maria_Trịnh_Văn_Căn

  1. Linh mục chánh xứ và giám đốc là linh mục Phêrô Nguyễn Huy Mai
  2. Ngày 24 tháng 12 năm 1958, chính quyền cho người đến treo cờ, giăng cờ ở trước cửa Nhà thờ Lớn. Dĩ nhiên là cờ Hội Thánh và cờ Quốc gia. Không bàn cho ai trong nhà thờ biết, cứ tự động làm,... Để phản ứng lại, Cha xứ Nhà thờ Lớn, Cha Căn cho kéo tất cả các chuông nhà thờ trong vòng một tiếng đồng hồ để báo động. Cờ dây đã được mắc, cha Chính Vinh trong Tòa Giám mục chạy ra. Ngài nóng tính, tự tay giật các dây cờ, trèo lên thang giật các băng cờ trước cửa nhà thờ. Có người phản đối cha, việc lễ tự do tín ngưỡng, ai làm gì thì làm. Cha Vinh bắt chéo hai tay ra đằng sau nói tự do thế này này. Nghĩa là tự do bị trói giật cánh khuỷu. Chuông nhà thờ cứ réo lên, cho đến khi dẹp hết cờ quạt, các băng khẩu hiệu
  3. Ông có rất nhiều ảnh tượng bà Maria treo trong phòng làm việc, những lúc khó khăn, ông đến kêu cầu và phó thác mọi sự trong tay Đức Mẹ. Các người đến thăm, trước khi ra về, ông đều mời cùng đọc chung một Kinh Kính Mừng hoặc thắp nến sáng trong phòng khác Tòa Giám mục Hà Nội để cầu nguyện.[1][31] Còn các cô hội hát trước khi về, ông mời quỳ đọc Kinh Kính Mừng dâng cho Mẹ Maria. Và những ngày lễ Đức Mẹ, ông cầu nguyện với Đức Mẹ tại hang đá.[30] Trong Hồi ký của ông cũng viết về tượng bà Maria do vị Giám mục Khuê đặt tạc nhưng không mang về được: "Đức Giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê đã nhờ cha thừa sai chụp ảnh tượng Đức Mẹ trước Nhà thờ Lớn đem sang Pháp làm một tượng bằng đá trắng, dự tính mang về đặt ở nhà thờ Cửa Bắc. Tượng làm xong mà không đem về được nên gửi lại tại đan viện Clarisses (Voreppe - Pháp), đặt tại nhà mặc áo".[32] Tập hồi ký này ông xin được xuất bản nhưng không được phép.[33]
  4. Có nội dung chính là: Tổng giám mục Trịnh Như Khuê đột nhiên đau mắt nặng, tưởng chừng như mù, tuy thế chỉ ít phút sau khi ăn cơm, ông nhìn lại thấy rõ ràng, nhưng chính vì sợ căn bệnh trở lại và nghĩ cho giáo phận, ông chọn linh mục Căn truyền chức Tổng giám mục Phó.[38]
  5. Theo nhiều nguồn thì trong năm 1963, không có Giám mục miển Bắc Việt Nam tham dự,[41] đây có lẽ là một phiên Thượng Hội đồng sau này (vào năm 1985 khi Tổng giám mục Bình qua Rôma)
  6. Một năm sau, Giám mục Giáo phận Bùi Chu Giuse Maria Phạm Năng Tĩnh qua đời. Lễ tang được cử hành tại nhà thờ chính tòa Bùi Chu do Phó Tổng giám mục Hà Nội Trịnh Văn Căn chủ tế, tham dự có các linh mục tổng đại diện các giáo phận miền Bắc và các linh mục Bùi Chu, số giáo dân tham dự hơn 50.000 người.[43]
  7. Trong tham luận đề cập đến các vấn đề chính như việc không có đủ linh mục cho công việc mục vụ. Việc các tín hữu rất sốt sắng trong những hoạt động của Giáo hội như chầu Mình Thánh, đọc kinh nguyện, làm những việc đạo đức để sùng kính Đức mẹ. Những việc làm này của giáo dân đã thu hút thêm được nhiều người có đạo lẫn ngoại giáo. Đã có nhiều trường hợp trở lại đạo trong số những người dự các lễ nghi do nhà thờ tổ chức. Ông cũng cho biết, Lễ Giáng sinh đã không còn chỉ dành cho người có đạo mà cả người ngoại giáo cũng đến các nhà thờ vì tò mò hay để đón nghe Lời Chúa và thưởng thức các bài hát đạo...[47]
  8. Đến năm 2016, Thánh Ca II đã được chọn để thống nhất các bài hát của cộng đồng giáo dân Việt Nam.[53]
  9. Ngày 8 tháng 5 năm 1975, Tổng giám mục Phó Giuse Trịnh Văn Căn phụ phong trong lễ tấn phong linh mục Tổng Đại diện Giáo phận Bùi Chu Đa Minh Lê Hữu Cung làm giám mục giáo phận này sau khi Tòa Thánh bổ nhiệm.[43] Lễ tấn phong giám mục Cung diễn ra tại nhà thờ lớn Hà Nội ngày 29 tháng 6 do Tổng giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê chủ phong, phụ phong có Tổng giám mục Phó Giuse Trịnh Văn Căn, cùng nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân tham dự. Sau đó, cũng trong năm này, ông chủ tế lễ tấn phong Giám mục Phó Giáo phận Hưng Hóa Giuse Phan Thế Hinh.[55]
  10. Sau chuyến đi này, ông đã bổ nhiệm Linh mục Nguyễn Văn Sang nhận chức vụ Linh mục Chánh xứ nhà thờ chính tòa, Tổng quản khu vực Hà Nội - chức vụ nguyên trước kia là của ông.[66]
  11. Nhân dịp này, ông xin Tòa thánh chọn linh mục Giuse Maria Vũ Duy Nhất làm Giám mục Phó Giáo phận Bùi Chu và được chấp nhận. Lễ tấn phong được ông chủ tọa tại Hà Nội.[43] Tân Giám mục chính tòa Giáo phận Thái Bình Giuse Maria Đinh Bỉnh được ông tấn phong tại nhà thờ chính tòa Thái Bình cùng năm.[72] Tổng cộng, ngoài hai giám mục trên thì trong năm 1979, ông còn tấn phong hai giám mục miền Bắc khác là Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp của giáo phận VinhGiuse Maria Nguyễn Tùng Cương của giáo phận Hải Phòng.[16]
  12. Theo Hiến pháp cũ của Việt Nam (năm 1980) chức danh trên có tên gọi là "Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng" trong giai đoạn từ 1980-1992. Từ năm 1992 đến nay, do Việt Nam mở cửa hội nhập, phát triển và hoàn cảnh lịch sử thế giới biến động lớn (nguyên nhân chính là Liên Xô sụp đổ) nên chức danh này được đổi tên thành "Thủ tướng Chính phủ".
  13. Theo danh sách li nh mục TGP Hà Nội thì trong năm 1982 chi phong chức 1 linh mục, tuy vậy, nếu tính trong thời Hồng y Căn tại vị đến năm 1982 thì có sáu người được phong chức linh mục
  14. Lá thư được cho là bắt nguồn từ việc Tổng giám mục Huế Philípphê Nguyễn Kim Điền bị giới hạn trong thành phố, không thể thực hiện các công việc mục vụ.[107]
  15. Nguồn ghi năm 1984, xét các nguồn khác thì chính xác là năm 1985.
  16. Giám mục Sang làm Giám mục chính tòa Thái Bình từ năm 1990 đến năm 2009 thì nghỉ hưu.[116]
  17. Sự kiện nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Có người cho rằng đó là phản ứng tự nhiên của lòng hiếu kính đối với cha ông tổ tiên từ Giuse Maria Trịnh Văn Căn; có người cho rằng một nhà lãnh đạo mà khóc lóc như vậy là ủy mị và yếu đuối; số khác lại nhận định đây là hành động can đảm dám lên tiếng phản ứng khi thấy cha ông mình bị xúc phạm.[31].
  18. Chính phủ Việt Nam, trong công cuộc Đổi mới kể từ tháng 12 năm 1986, đã cố gắng để duy trì mối quan hệ tốt với người Công giáo, đặc biệt là thông qua việc Hội đồng Công giáo Yêu nước Việt Nam (VPCC). Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lúc đó là Nguyễn Văn Linh đã nói đến thuận lợi của người Công giáo, và tổ chức một buổi tiệc chiêu đãi các giám mục, trong đó có Hồng y Trịnh Văn Căn, sau phiên họp Hội đồng Giám mục Việt Nam vào tháng 5 năm 1986.[133]
  19. Thời điểm đó, Giáo phận Bùi Chu và giáo phận Phát Diệm cùng thuộc tỉnh Hà Nam Ninh. Đây là một tỉnh cũ của Việt Nam, ngày nay tách thành ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Ngày 5 tháng 9 năm 1986, cơn bão số 5 (Wayne) đổ bộ trực tiếp vào tỉnh này, gây thiệt hại rất nặng nề.
  20. Ông được chọn là một trong ba chủ tịch của Thượng Hội đổng năm 1987 nhưng dự kiến bị thay thế bởi Hồng y R.Vidal do lo ngại ông không được đi dự.[139][140] Đến cuối tháng 9 năm 1987, Việt Nam xác nhận Hồng y Trịnh Văn Căn Hà Nội sẽ đồng chủ tịch Hội đồng Giám mục tại Roma từ ngày 01 đến ngày 30 Tháng 10 và Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng đang gửi một giám mục đại diện cho Thượng Hội đồng.[141] Tuy nhiên, đến phiên Thượng hội đồng thì Hồng y Căn không được phép dự.[138]
  21. Có nguồn cho rằng ngày 24 tháng 6, Hồng y Trịnh Văn Căn đã gửi thư cám ơn.[147]
  22. Tương đương với chức Tổng trưởng Nội vụ.[111]
  23. Trong nhiều trường hợp, Hội đồng Giám mục và Ủy ban thường vụ Quốc hội đã được triệu tập với các cơ quan chính trị. Chiến dịch này được thực hiện với các giáo dân trong giáo phận, của các cơ quan của Đảng. Giới Công giáo khác nhau, các linh mục, tu sĩ, trí thức đã được yêu cầu can thiệp.[143]
  24. Ông cũng chia sẻ với Giám mục phụ tá Nguyễn Văn Sang: ''“Họ đã để cho mình phong thánh là tốt lắm rồi, mình nhượng bộ đôi chút không sao. Vả lại, chính trong sách lễ cho phép chọn trong bốn bản văn khác nhau.”''
  25. Trong bài giảng lễ bằng tiếng Ý, Giáo hoàng chia sẻ mong ước được gặp ông và các Giám mục Việt Nam hiện diện trong lễ phong Thánh: Mối thịnh tình ưu ái dành cho người anh em thân mến, tức là Đức Hồng y Giuse Maria Trịnh Văn Căn, Tổng giám mục Hà Nội, và tất cả các vị Giám mục trong giáo đoàn Việt Nam, mà giờ này cha ao ước các Ngài hiện diện nơi đây.[71][157]
  26. Nội dung:Lễ kỷ niệm đã không được tổ chức bên ngoài các cơ sở tôn giáo (nhà thờ). Chân dung hoặc bức tượng của các vị thánh phải là cỡ nhỏ. Bản văn phụng vụ đã được lấy từ thông thường của các vị tử đạo trong Sách Lễ Rôma, ngoại trừ cho các bài đọc từ Sách Ma ca bê.[158]
  27. Theo nguồn tin từ Vatican, trong suốt lễ phong thánh đã có rất nhiều thư khác nhau được gửi, trong đó có 5 bức thư của Hồng y Trịnh Văn Căn, Hồng y Casaroli, Hồng y Joseph Tomko, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, các Bề Trên Tổng Quyền của Dòng Đa Minh và của Missions ngoại Paris, cũng như linh mục cáo thỉnh viên Việt Nam, Đức ông Vinh Sơn Trần Ngọc Thụ, một người thư ký riêng cho Giáo hoàng Gioan Phaolô II.[150]
  28. Có nguồn chỉ rõ là khoảng vào cuối tháng 11 năm 1988.[171] Ông cũng đã xác nhận việc này qua một bức điện tín.[172] Theo một nguồn tin khác, ngày 13 tháng 11, Tổng giám mục Phó Nguyễn Văn Thuận đã bị cảnh sát chuyển đến quản thúc tại đây.[173]
  29. Tháng 12 cùng năm, ông chủ phong lễ Tấn phong Tân giám mục Phó Giáo phận Phát Diệm Giuse Nguyễn Văn Yến, phụ phong là Giám mục Phaolô Bùi Chu Tạo.[174]
  30. Trong thời gian giám quản, ông quan tâm đến đời sống giáo dân trong giáo phận, tổ chức những tuần tĩnh tâm cho các linh mục do chính ông hướng dẫn, ông còn quan tâm khích lệ các tín hữu, khôi phục sinh hoạt và tài trợ cho các hội Dâng Hoa tháng Năm kính Đức Mẹ. Ngoài những việc đó, ông cũng chú ý bảo trì các nhà thờ trong giáo phận, giúp đỡ các họ đạo tu bổ, sửa chữa nơi các nhà thờ, nhà nguyện.[72]
  31. Mặc dù ông không được chính quyền Việt Nam công nhận nhưng trên lý thuyết ông vẫn được công nhận bởi Tòa Thánh cho đến ngày từ chức Tổng giám mục Phó năm 1994, sau khi việc đề nghị cho ông làm Tổng giám mục Phó Tổng giáo phận Hà Nội năm 1992 - 1993 bất thành nên Tòa Thánh bổ nhiệm Giámm mục Thuận làm Phó chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình đến năm 2001 thì thăng Hồng y.[178]
  32. Đây là đại diện cao cấp nhất của Vatican đến Việt Nam sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975.[87]
  33. Do biết trước cuộc phỏng vấn sẽ được phát trên đài radio nên sau khi dâng lễ xong, Hồng y Căn lặng lẽ rời đi nhanh chóng để nghe qua đài Vatican mà thoả lòng thoả chí (lời của Hồng y Căn thú nhận với Giám mục Sang sau này).[117]
  34. Sắc lệnh của Bộ Phụng Tự ký ngày 14 tháng 2 năm 1990 chấp nhận đơn xin của ông và cho phép các tín hữu Việt Nam mừng lễ “Thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn Tử đạo” hằng năm vào ngày 24 tháng 11 với bậc Lễ Kính.[188]
  35. Các nguồn tin báo rằng chính phủ ngăn cản Tổng Giám mục Nguyễn Văn Thuận, Tổng giám mục phó của Thành phố Hồ Chí Minh, tham dự cuộc họp thường niên của Hội đồng Giám mục, để đảm bảo rằng ông sẽ không được bầu vào một vị trí quan trọng trong hội nghị. Các nguồn cũng nói Hồng y Trịnh Văn Căn và Giám mục Phụ tá của mình Nguyễn Văn Sang, được cho là chính phủ mong muốn tiếp tục được bầu là Chủ tịch và Phó chủ tịch nhưng việc không thành. Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban Tôn giáo Chính phủ, Nguyễn Chính, không muốn chấp nhận chủ tịch mới, Giám mục Nguyễn Minh Nhật, nhưng đã gửi cấp phó của ông để chào đón Giám mục Nhật.[189][190]
  36. Trong thời gian Giám quản, ông chú trọng đến đời sống đạo của Giáo phận, tổ chức các tuần tĩnh tâm linh mục do ông hướng dẫn. Ông cũng gặp gỡ tâm sự và khích lệ các giáo dân trong giáo phận khôi phục sinh hoạt và tài trợ cho các hội Dâng Hoa tháng Năm kính Đức Mẹ. Ngoài ra, ông cũng bảo trì các nhà thờ trong giáo phận này, khuyến khích giúp đỡ để các họ đạo có thể tu bổ, sửa chữa nơi thờ phượng.[198]
  37. Năm 2010, linh mục Giuse Đặng Đức Ngân lúc này đang là Giám mục chính tòa Giáo phận Lạng Sơn và Cao Bằng chia sẻ trong lễ kỉ niệm 20 năm ngày mất của Hồng y Trịnh Văn Căn.[1]
  38. Giuse Maria Trịnh Văn Căn dường như chia sẻ chung số phận với người cùng họ tiền nhiệm, Giuse Maria Trịnh Như Khuê, khi đều đột ngột qua đời.
  39. Hồng y Roger được Tòa Thánh cử sang Việt Nam chiều ngày 22 tháng 5.[16] Trong buổi lễ này, lần đầu tiên Giám mục Giáo phận Lạng Sơn Vinh Sơn Phaolô Phạm Văn Dụ được mặc phẩm phục giám mục, đội mũ mitra, tuy đã được bổ nhiệm làm Giám mục 30 năm và đã được chính thức tấn phong cách âm thầm 11 năm trước đó.[29]
  40. Tại đây, hàng ngàn người mặc áo dài trắng và băng đô đã chờ đợi hai ngày.
  41. Tuy vậy, thời điểm này Giáo phận Bắc Ninh đã có giám mục Phó Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến cai quản tạm thời.[24]
  42. Phái đoàn Toà Thánh trong lần làm việc với chính phủ năm 1994 thừa nhận đây là một sai lầm.[227]
  43. Tổng giám mục Celli được cho là cố gắng linh động nhằm chọn được các giám mục kế vị ở Hà Nội để kế vị Hồng y Căn cũng như ở Sài Gòn.[24]
  44. Không lâu sau đó, tương tự như Hồng y Căn, chỉ 7 tháng sau khi được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Hà Nội và 3 tháng sau khi chính thức nhận chức, ông được Giáo hoàng Gioan Phaolô II thăng Hồng y.[231]
  45. Khi đó, dư luận lo ngại đây là giải pháp tình thế, vì Tân Tổng giám mục là một cụ già đã đến tuổi làm đơn nghỉ hưu theo giáo luật (khi đó ông 75 tuổi),[233] lại gầy gò ốm yếu.
  46. Việc bổ nhiệm này chấm dứt việc chọn người kế vị cho Hồng y Căn ở Tổng giáo phận Hà Nội.
  47. Ba tháng sau Quốc vụ Khanh Tòa thánh mới có thể thông báo, cùng với việc Giám mục Nguyễn Văn Sang làm Giám mục chính tòa giáo phận Thái Bình.[55]
  48. Cụ thể gồm: 1. Giám mục Giuse Phan Thế Hinh, Giám mục chính tòa Giáo phận Hưng Hóa, ngày 14 tháng 11 năm 1977. -2. Giám mục Giuse Nguyễn Thiện Khuyến, Giám mục phó Giáo phận Phát Diệm, ngày 24 tháng 11 năm 1977.3. Giám mục Giuse Maria Nguyễn Tùng Cương, Giám mục Giáo phận Hải Phòng, ngày 18 tháng 02 năm 1979 -4. Giám mục Phêrô Gioan Trần Xuân Hạp, Giám mục chính tòa Giáo phận Vinh, ngày 04 tháng 03 năm 1979. -5. Giám mục Giuse Maria Vũ Duy Nhất, Giám mục chính tòa Giáo phận Bùi Chu, ngày 08 tháng 08 năm 1979. -6. Giám mục Giuse Maria Đinh Bỉnh, Giám mục chính tòa Giáo phận Thái Bình, ngày 08 tháng 12 năm 1979. -7. Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang, Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 1981. -8. Giám mục Giuse Nguyễn Văn Yến, Giám mục phó Giáo phận Phát Diệm, ngày 16 tháng 12 năm 1988.[174] -9. Giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến, Giám mục phó Giáo phận Bắc Ninh, ngày 25 tháng 01 năm 1989.
  49. Nguồn ghi năm 1988, nhưng xét 1985 đã xuất bản thì phải dịch xong trước năm này
  50. Một công trình lớn tới 2362 trang khổ 19x20cm, dày dặn, bao gồm 46 sách Cựu Ước và 27 sách Tân Ước.
  51. Ngoài ra ông còn dịch một số bài hát tiếng Latin sang tiếng Việt.[16]
  52. Một số bài hát dâng hoa đi đôi với các bài văn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giuse_Maria_Trịnh_Văn_Căn http://www.giaoxugiaohovietnam.com/BuiChu/01-Giao-... http://mes.stparchive.com/Archive/MES/MES10021987P... http://www.tulsaworld.com/archives/world-death/art... http://www.ucanews.com/story-archive/?post_name=/1... http://danchuausa.net/giao-hoi-viet-nam/giu-bui-tr... http://danchuausa.net/giao-hoi-viet-nam/muc-tu-nha... http://giaophanvinh.net/modules.php?name=News&op=v... http://www.vietcatholic.net/News/Html/243094.htm http://www.vietnamvanhien.net/toiphaisong.pdf http://hdgmvietnam.org/giao-hoi-cong-giao-viet-nam...